Những tác dụng tuyệt vời của táo mèo
Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết.
Theo y học cổ truyền, táo mèo là loại quả rất tốt cho sức khoẻ của mọi người, đặc biệt nó còn được dùng trong nhiều bài thuốc trị ung thư của y học cổ truyền.
Táo mèo hay còn gọi là quả sơn tra. Trong y dược người ta chia làm hai loại quả sơn tra khác nhau một loại là cây gỗ sống nhiều năm cây cao 10 – 15 mét, chỉ khác là lá nhỏ hơn, quả cũng nhỏ hơn quả bắc sơn tra màu đỏ thắm cây mọc ở rừng.
Ở Việt Nam hiện nay khai thác nhiều loại quả mang tên sơn tra như sau:
Cây chua chát là cây gỗ cao 10 đến 12 mét, cây nhỏ có gai rai là hình bầu dục, mép của răng cưa, hoa màu trắng, quả tròn hơi dẹp, khi chín quá màu vàng xanh, vị chua chát. Mùa này ra hoa vào tháng 1 – 2, mùa quả chín tháng 9 – 10. Cây mọc nhiều ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, người dân khai thác bán sang Trung Quốc với tên sơn tra.
Loại thứ hai là táo mèo là loại cây nhỏ cao 5 – 7 mét cây nhỏ mà cành có gai, lá mọc so le chia ba thùy mép có răng cưa không đều, ra hoa vào tháng hai tháng ba, quả hình thuôn khi chín có màu vàng xanh, mùa quả tháng chín tháng mười.
Người dân thường thu hái để làm thuốc, hái về bổ ngang hay dọc có thể sấy hoặc phơi khô để dùng. Trong đông y, quả sơn tra này có vị chua, tính ôn vào ba kinh can – tì – vị.
Tác dụng tiêu thực đích, tạm giữ, giảm đau, sát trùng, tiêu đờm giải độc cá. Trị lỵ, tả tích khối, huyết khối, u bướu đường tiêu hóa, tích cá thịt, trẻ em cam tích, viêm ruột, cao huyết áp, sau đẻ đau bụng. Liều dùng 10 đến 15 gam.
Trong Tây y, người ta dùng lá, quả, hoa của táo mèo để trị bệnh tuần hoàn mạch máu, giảm đau, an thần.
Trong đó có tác dụng cường tim, hạ áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, tăng lưu lượng mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim.
Đồng thời, táo mèo còn có tác dụng quan trọng là làm giảm mỡ máu rõ rệt do cơ chế tăng bài tiết dịch mật qua đó tăng nhanh thải trừ Cholesterol. Từ đó giảm được các mỡ xấu LDL – Cholesterol, và tăng lượng mỡ tốt HDL – Cholesterol, giảm lắng đọng Cholesterol thành mạch. Từ đó, sơn tra có tác dụng rất tốt trong điều trị giảm mỡ máu cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, táo mèo còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, an thần, tăng tính thấm thành mạch.
Trong trường hợp ăn nhiều sơn tra thì hào khí, hại răng do đó người suy nhược, gầy ốm không nên dùng nhiều quả táo mèo.
Những bài thuốc từ táo mèo
Ứng dụng: Trong y học cổ truyền, quả táo mèo (sơn tra) còn dùng trong các trường hợp sau:
Tiêu sơn tra 500 gam, ô mai 500 gam, sao sơn dược 2000 gam, phục linh 250 gam, các vị thuốc tán bột mỗi ngày dùng ba lần một lần 6 đến 10 gam uống với mật ong trị bệnh ung thư dạ dày.
Sơn tra 15 gam, tam thất 3 gam, gạo tẻ 50 gam nấu cháo thêm mật ong dùng ngày một thang trị ung thư dạ dày, ung thư ruột.
Sơn tra 30 gam, đường đỏ 30 gam sắc uống ngày một thang chữa mỡ máu cao.
Hạt sơn tra sao vàng, tật lê 25 gam, kê nội kim 25 gam sao vàng tán nhỏ thành bột mỗi ngày uống 2 – 3 lần, một lần 5 đến 10 gam, uống cùng với nước cơm trị ung thư dạ dày.
Sơn tra hạt và thịt sao cháy dùng một ngày 2 – 3 lần, một lần 6 đến 12 gam trị ung thư ruột sinh tiêu chảy.
Hạt sơn tra 100 gam, hạt cảm lãm 100 gam, hạt vải 100 gam sao tồn tính tán bột mỗi ngày uống 2 đến 3 lần một lần 6 đến 12 gam với thang tiểu hồi hương trị u bướu thận và sưng to tinh hoàn.
Sơn tra 50 gam, hoàng bá 10 gam, xuyên luyện tử 15 gam, tiêu nhân chứng 12 gam, sơn giáp 10g, bán chi liên 15 gam, ngân hoa 15 gam miết giáp 15 gam, dã cúc hoa 10 gam sắc uống mỗi ngày một thang trị viêm tuyến vú.